Đô Vật, Thể Thao

CM Punk – Đô vật thành công của WWE nhưng thất bại tại UFC là ai?

CM Punk - Đô vật thành công của WWE

CM Punk được biết đến là một đô vật hàng đầu thế giới trong nhiều năm thi đấu tại WWE. Bên cạnh đó còn là một võ sĩ MMA khi thi đấu cho UFC nhưng lại không thành công về mặt chuyên môn. Hôm nay, Top Kiến Thức sẽ giúp bạn tìm hiểu vài nét về một trong những đô vật có sự nghiệp thành danh tại WWE qua phần nội dung sau đây.

CM Punk là ai?

CM Punk có tên thật là Phillip Jack Brooks, sinh ngày 26/10/1978 tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ. Anh được biết đến là một đô vật chuyên nghiệp, võ sĩ môn võ tổng hợp MMA, bình luận viên (BLV) võ tổng hợp và họa sĩ vẽ truyện tranh. Hiện tại, anh đang nắm giữ vai trò là BLV của công ty võ tổng hợp Cage Fury Fighting Championships (CFFC)

Đô vật CM Punk được biết đến là người có lối sống “Straight Edge” (lối sống không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…) và cũng sử dụng gimmick này vào trong suốt sự nghiệp đấu vật lẫn cả MMA.

CM Punk - Đô vật thành công của WWE

Thành tựu nổi bật nhất trong sự nghiệp của anh tại WWE chính là thời gian giữ đai WWE Champion trong 1 lần dài thứ 6 trong lịch sử với 434 ngày. Trái với những thành công tại WWE, CM Punk có sự nghiệp võ sĩ MMA thất bại thảm hại khi để thua cả 2 trận tại Ultimate Fighting Championship (UFC) và chỉ mang về doanh thu từ tầm ảnh hưởng của anh xây dựng được trước khi anh gia nhập UFC.

Sự nghiệp đấu vật của CM Punk

CM Punk trước khi gia nhập WWE

Anh bắt đầu sự nghiệp của một đô vật vào năm 1999 và thi đấu tại Lunatic Wrestling Federation cùng anh trai Mike Brooks và những người bạn của anh. Khác với những người bạn của mình, Punk thể hiện niềm khát khao trở thành đô vật chuyên nghiệp thực thụ khi theo dõi Roddy Piper dùng quả dừa đập vào đầu Jimmy Snuka trong 1 chương trình Piper’s Pit.

Mối quan hệ giữa anh và người anh trai Mike không được tốt khi Punk phát hiện ra Mike biển thủ trái phép hàng nghìn USD từ công ty Lunatic Wrestling Federation. Từ đó cả hai đều cạch mặt không nói chuyện với nhau trong thời gian dài.

Punk rời khỏi công ty và trở thành học viên của trường đào tạo đô vật Steel Dominion tại Chicago, người trực tiếp huấn luyện anh chính là đô vật Ace Steel, Danny Dominion và Kevin Quinn để giúp CM Punk trở thành đô vật chuyên nghiệp thực thụ. Sau đó, anh cùng Scott Colton (a.k.a. Colt Cabana) trở thành đôi bạn thân và cùng nhau song hành ở nhiều công ty đấu vật khác nhau.

CM Punk khi thi đấu cho ROH

Năm 2002, Punk gia nhập công ty Ring of Honor (ROH) và nhanh chóng tạo dựng thành tựu nhờ vào việc mang lối sống “Straight Edge” vào trong các cốt truyện được sắp xếp. Anh cùng với Colt Cabana giành đai vô địch ROH Tag Team Championship 2 lần với tư cách là thành viên nhóm The Second City Saints.

Đến tháng 6/2005, CM Punk giành đai vô địch ROH World Championship sau khi đánh bại Austin Aries tại sự kiện PPV Death Before Dishonor III của ROH. Anh cũng từng thi đấu tại Total Nonstop Action (TNA hay Impact Wrestling hiện nay) trong quãng thời gian từ 2003 đến 2004.

CM Punk tại WWE

Khi vẫn còn thi đấu cho ROH, CM Punk gia nhập Ohio Valley Wrestling (OVW) vào năm 2005, vốn là công ty để phát triển tài năng của WWE lúc bấy giờ. Một năm sau đó sau khi chia tay ROH, anh có lần ra mắt đầu tiên tại WWE trong trận thắng trước Stevie Richards tại sự kiện house show. Đến ngày 1/8/2006, anh có trận đấu chính thức đầu tiên tại ECW khi chiến thắng trước Justin Credible bằng đòn khóa “Anaconda Vise”.

Tại Survivor Series 2006, anh thi đấu đồng đội với nhóm DX (Shawn Michaels và Triple H) và Hardy Boyz (Jeff và Matt Hardy) đối đầu với Randy Orton, Edge, Mike Knox, Johnny Nitro và Gregory Helms trong trận đấu 5 vs 5 loại từng thành viên và giành chiến thắng với cả 5 thành viên ở lại trên sàn đấu.

CM Punk ở ECW

Đến tháng 9/2007, CM Punk giành đai vô địch ECW Championship sau khi đánh bại John Morrison ở trận đấu “cơ hội cuối cùng” và giữ đai 143 ngày sau khi thất bại trước Chavo Guerrero nhờ sự can thiệp của Edge. Cũng trong năm 2008, anh giành chiếc vali Money In The Bank tại WrestleMania 24 và giành đai World Heavyweight Championship từ tay Edge.

Năm 2009, Punk tiếp tục giành vali và thắng đai World Heavyweight Championship từ tay Jeff Hardy. Sau đó không lâu, anh cùng Luke Gallows, Serena Deeb và Joey Mercury thành lập nhóm The Straight Edge Society. Cuối năm 2010, anh gia nhập The Nexus và đóng vai trò thủ lĩnh của nhóm sau khi đá Wade Barrett ra khỏi nhóm.

Trong trận đấu tranh đai WWE Championship gặp John Cena ở PPV Money In The Bank 2011 tại quê nhà Chicago. Nhưng trước đó, anh có một màn “pipe-bomb” mang tính lịch sử của cả WWE lẫn cả ngành đô vật giải trí khi nói ra những sự thật về công ty. Tuy nhiên khi mọi câu chuyện đã đi quá xa so với kịch bản, bộ phận kỹ thuật của WWE buộc phải cắt micro khi Punk đang muốn đi sâu thêm vào vấn đề. Anh giành đai WWE Championship và rời WWE cùng chiếc đai sau khi đánh bại John Cena tại MITB 2011.

Anh trở lại sau vài tuần vắng mặt và đi cùng với chiếc đai đã mang theo mình trước đó. CM Punk và John Cena có trận đấu để xác định nhà vô địch tuyệt đối tại SummerSlam 2011. Dù giành chiến thắng trước Cena, nhưng ít phút sau đó, Punk bị mất đai sau khi bị Kevin Nash tấn công và Alberto Del Rio là người giành lấy đai vô địch thông qua “cash-in”.

CM Punk - Đô vật thành công của WWE

CM Punk có lần thứ 2 giành đai WWE Championship sau khi đánh bại Alberto Del Rio tại Survivor Series 2011 bằng đòn khóa. Đây cũng là lần anh giữ đai với thời gian 434 ngày, qua đó giúp anh đạt thành tích giữ đai WWE Championship lâu nhất trong thời hiện đại và lâu thứ 6 trong lịch sử của đai.

Đến Royal Rumble 2013, anh bị mất đai bởi Dwayne “The Rock” Johnson và kết thúc chuỗi thời gian giữ đai trong suốt thời gian cuối năm 2011, cả năm 2012 và đầu năm 2013. Lần xuất hiện cuối cùng của anh tại WWE chính là trận đấu 30 người tại Royal Rumble 2014.

CM Punk thi đấu MMA và gia nhập UFC

Sau khi kết thúc sự nghiệp đô vật vào năm 2014, CM Punk ký hợp đồng với Ultimate Fighting Championship (UFC). Anh vẫn quyết định dùng cái tên CM Punk thay vì tên thật trong danh sách các võ sĩ của công ty.

Anh có trận ra mắt cho UFC trong trận gặp Mickey Gall tại sự kiện UFC 203. Tuy nhiên, anh nhanh chóng thất bại trước võ sĩ sinh năm 1992 bằng đòn khóa cổ khi trận đấu mới chỉ diễn ra ở 2 phút 14 giây trong hiệp 1. Mặc dù thất bại ê chề trước đối thủ nhưng Punk vẫn kiếm về khoản tiền 500 nghìn USD.

Nhưng thất bại tại UFC

Ở trận thứ 2, anh có trận đấu gặp Mike Jackson tại sự kiện UFC 225 và để thua tiếp bởi quyết định của trọng tài. Sau trận đấu, chủ tịch UFC Dana White tuyên bố rằng cả Punk và Jackson đều gần như chắc chắn không thi đấu cho UFC thêm một trận nào nữa. Sau khi chia tay UFC, CM Punk gia nhập công ty Cage Fury Fighting Championships (CFFC) trong vai trò là một bình luận viên.

Ý nghĩa đằng sau tên CM Punk của Phil Brooks

CM Punk là người có lối sống “Straight Edge” và vận dụng nhiều trong suốt sự nghiệp thi đấu của anh. Dù rất thành công vẫn có không ít người vẫn thắc mắc rằng vì sao anh không dùng tên thật là Phil Brooks mà lại sử dụng tên CM Punk trong suốt sự nghiệp võ thuật.

Ban đầu, “CM” là tên ringname viết tắt của từ “Chick Magnet” khi còn là một đô vật chơi ở sân vườn. Sau đó, trong một tuyên bố, anh cho rằng 2 chữ CM không phải là từ viết tắt và cũng không có ý nghĩa gì. Khi được hỏi về cách tạo ra những từ ý nghĩa với cách viết tắt đó, Punk cũng chia sẻ về việc anh cũng đã cố gắng tìm ra những cụm từ sao cho phù hợp.

Kể từ đó, CM Punk cũng đã giải thích từ viết tắt của CM là một loạt từ như “Cookie Monster”, “Crooked Moonsault”, “Chuck Mosley”, “Charles Montgomery”, “Charles Manson”. “Charlie Murphy” và “Chicago Made”.

CM Punk - Đô vật thành công của WWE nhưng thất bại tại UFC

Vẫn sẽ còn nhiều thông tin khác về chàng đô vật có tài năng chém gió trên sàn đấu vật này qua phần cập nhật trong bài viết của Top Kiến Thức.

Vừa rồi là một số thông tin về CM Punk – Đô vật thành công của WWE nhưng thất bại tại UFC. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết rõ về đô vật người Mỹ như thế nào qua nội dung bài viết. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời