Hiện nay, người dùng mạng xã hội thường hay bắt gặp những trường hợp gọi là nói mõm với những hàm ý không hay khi nhắc đến đối phương. Nhưng thói quen thích nói mõm lại được giới trẻ ưa chuộng, vì sao? Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu xem mõm là gì trên mạng xã hội? Vì sao giới trẻ thích nói mõm? qua phần nội dung sau đây của bài viết.
Mõm là gì trên mạng xã hội?
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm này. Mõm là một động từ ám chỉ rằng những câu nói không có tính căn cứ, không có cơ sở, thường hay khoe khoang về những thứ không có hành động gì để chứng minh sự thật, đôi khi còn được dùng từ “mõm” để chỉ hành vi nói mò.
Ngoài ra, mõm còn được tồn tại chủ yếu ở dạng danh từ như “mõm chó”, “mõm heo”, hay đôi khi chỉ đầu mũi của một số đồ vật. Trong những cuộc đối thoại giữa người với người, mõm thường đi kèm với hàm ý khinh thường, thậm chí còn bị nói những lời lẽ nặng nề hơn như “khóa mõm”, “câm mõm”, “ngậm mõm”.
Tóm lại, mõm ám chỉ những kẻ nói thì hay, làm thì dở, thói quen xấu phổ biến của những “anh hùng bàn phím”. Từ “mõm” có hàm ý chê bai, mỉa mai đối phương cực mạnh nên cần phải thận trọng khi dùng, nhất là với những ai không thân thiết với bạn.
Vì sao giới trẻ thích nói mõm?
Thực ra, việc giới trẻ thích nói mõm nằm ở tâm lý thích khoe khoang, phô trương, phóng đại mọi việc hơi quá đà. Facebook là mạng xã hội và trở thành nơi để giới trẻ muốn thể hiện “đẳng cấp” bằng việc thích nói gì thì nói, có một số trường hợp hoạt động ẩn danh bằng việc tạo nick ảo để đưa ra những phản biện vô căn cứ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết tương tự: Flex là gì?
Mạng xã hội được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ thích nói mõm, điều đó được chứng minh qua việc đáp ứng được nhu cầu chia sẻ thông tin, thoải mái đưa ra những lời bình luận, phán xét mà không hề suy nghĩ đến hậu quả có thể gây ra.
Trường hợp nói mõm kinh điển chính là việc nhiều người thích khoe về kiến thức, đây chính là cách để họ có thể “ghi điểm” trong mắt người khác. Những chi tiết có thể chính xác nhưng khi bị phát hiện ra lỗi dù nhỏ hay lớn thì người đó vẫn bị gọi là “mõm”. Nhất là với những trường hợp chỉ được thấy qua sách báo, truyền hình hay mạng xã hội mà không trực tiếp chứng kiến hết toàn bộ sự việc.
Thói thích khoe khoang về kiến thức cũng là cách để họ có thể khẳng định được “vị thế” mà họ đang có, nhất là khi mà thời đại mạng xã hội lên ngôi. Trong cuộc sống, việc chỉ mở miệng nói về chữ nghĩa, đạo lý không thôi cũng chẳng làm được việc gì có ích, không tạo ra sản phẩm đặc biệt có giá trị thì dù sở hữu cả núi kiến thức hay bằng cấp cũng chỉ là người vô dụng.
Kết luận
Nếu bạn hiểu rõ từ “mõm” là gì và từng bị đối phương dùng từ này thì bạn đã bị tổn thương khá mạnh, những lời nói có tính sát thương cao không kém gì cảm giác bạn bị dao đâm. Thậm chí, việc đối phương sử dụng từ này với bạn thông qua mạng xã hội cũng là hành động bắt nạt và là hình thức bạo lực ngôn ngữ. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy xem thêm bài viết: Cyberbullying là gì?
Thay vì sử dụng từ “mõm” mang ý nghĩa chỉ trích và xúc phạm nặng nề, cần phải trao đổi bằng những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng, tôn trọng quan điểm của nhau. Qua đó, tăng cường tính văn minh trên nền tảng mạng xã hội nói riêng cũng như cả những mối quan hệ giao tiếp nói chung.
Vừa rồi Top Kiến Thức giải thích giúp bạn về mõm là gì trên mạng xã hội và lý do vì sao giới trẻ thích nói mõm? Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!
Trả lời