Công Nghệ

Ổ cứng SSD là gì? So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

Ổ cứng SSD là gì? So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

Hiện nay, ổ cứng SSD được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp máy tính hay laptop của bạn hoạt động hiệu quả hơn và xử lý thao tác nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về công dụng của ổ cứng SSD như thế nào. Để biết rõ hơn về ổ cứng SSD là gì? Và so sánh SSD và HDD có gì khác nhau? Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu qua phần nội dung sau đây.

Ổ cứng SSD là gì? So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

Ổ cứng SSD là gì?

SSD là từ viết tắt của Solid State Drive, đây là loại thiết bị lưu trữ được làm từ vật liệu bán dẫn dùng để lưu trữ dữ liệu. Ổ cứng này có kết cấu đặc, tồn tại ở thể rắn và không chứa các bộ phận chuyển động cơ học, vì vậy ít bị tác động bởi va chạm hơn so với ổ cứng thông thường. SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hay FLASH để lưu trữ thay vì cơ học như HDD truyền thống.

Về ứng dụng, ổ cứng SSD có tính năng và công dụng tương tự như các ổ HDD và dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là cải thiện tốc độ xử lý các tác vụ nhanh hơn so với ổ cứng HDD truyền thống. Qua đó giúp người dùng cải thiện nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ.

Các loại ổ cứng SSD phổ biến

SSD 2.5 SATA

Có cùng kích thước và chuẩn cắm đối với HDD trên laptop, được bán với giá cả phải chăng và phù hợp với hầu hết mọi người.

Ổ cứng SSD 2.5 SATA

Ổ cứng SSD 2.5 SATA

SSD m (mSATA và mPCle)

Đây là loại ổ cứng được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng cổng SATA thu nhỏ để kết nối và thường được tìm thấy trên các dòng laptop có thiết kế nhỏ gọn.

Tuy bề ngoài của cổng mSATA có vẻ giống với cổng mPCIe, nhưng xét về mặt điện tử và truyền tải dữ liệu thì chúng không bắt buộc phải giống nhau. Vì vậy, nếu máy tính của bạn muốn lắp đặt các ổ cứng SSD mSATA thì bắt buộc máy cũng phải có chip điều khiển mSATA chứ không thể xài chip của PCI Express được.

Ổ cứng SSD m (mSATA và mPCle)

Ổ cứng SSD m (mSATA và mPCle)

SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle)

Được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 2004 với giao diện hoàn toàn khác với các SSD thông thường, kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh (khoảng 550MB/s cho M.2 SATA, 3500MB/s cho M.2 PCle) và là tiêu chuẩn của hầu hết các laptop hiện nay. Laptop có ổ cứng SSD đang được tin dùng và ưu tiên lựa chọn.

Ổ cứng SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle)

Ổ cứng SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle)

Nguyên lý hoạt động của SSD như thế nào?

SSD có chức năng lưu trữ dữ liệu với mục đích lâu dài. Không giống như HDD, SSD sử dụng bộ nhớ Flash, chính vì vậy SSD có khả năng lưu trữ dữ liệu và không làm mất dữ liệu kể cả hi máy của bạn bị mất điện đột ngột.

Để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, SSD sử dụng một tấm các ô điện. Những tấm này được phân chia thành từng phần, những phần này được gọi là “trang” và đây cũng chính là nơi lưu trữ dữ liệu cho máy tính của bạn. Những trang này sau khi được gộp lại sẽ tạo thành các khối. Bởi không có bộ phận chuyển động nên SSD được gọi là ổ cứng thể rắn.

Không như HDD, SDD chỉ có khả năng ghi vào một trang trống trong một khối. Điều này có nghĩa là bạn không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ.

SSD xử lý việc xóa dữ liệu bằng cách xác định dữ liệu được đánh dấu là không sử dụng sau đó dữ liệu này sẽ được chuyển vào một khối của bộ nhớ. Việc tiếp theo chính là loại bỏ toàn bộ khối đó và xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ trở lại khối trong khi để trống các trang không sử dụng.

Ổ cứng SSD là gì? So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

  • Tốc độ đọc/ghi: SSD có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD. Ổ cứng SSD nhanh gấp 250 lần so với ổ cứng truyền thống
  • Tiếng ồn: SSD hầu như không phát tiếng ồn vì cấu tạo của ổ SSD ở thể rắn. Trong khi đó, ổ cứng HDD dùng cơ chế cơ học để lưu trữ dữ liệu, vì vậy bạn sẽ nghe thấy tiếng động khi ổ cứng đang quay hay gặp sự cố vật lý nào đó.
  • Độ bền: SSD có độ bền cao hơn so với HDD.
  • Nhiệt độ: SSD có thể hoạt động trong dãy nhiệt độ từ 0 đến 70 độ C. Trong khi đó, ổ cứng HDD chỉ có thể hoạt động trong khoảng 5 – 55 độ C.
  • Phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
  • Giá thành: Giá của ổ cứng SSD thường cao hơn so với HDD khi có cùng dung lượng.

SSD và HDD có gì khác nhau?

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Ưu điểm của ổ cứng SSD

So với ổ cứng HDD, SSD có nhiều ưu điểm vượt trội bởi những lý do sau:

  • Giảm thời gian mở ứng dụng, khởi động máy,… nâng cao năng suất làm việc của máy tính. Vì SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD 2 lần, thậm chí tới 10 lần, đạt từ 550MB/s đến hàng ngàn MB/s.
  • Cho khả năng chống sốc cao, hoạt động ổn định, giảm tỷ lệ hư hỏng, an toàn cho dữ liệu.
  • Vì là thể rắn nên hoạt động không gây ồn, cũng như ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện hơn.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, SSD cũng có những nhược điểm mà bạn khó tránh khỏi khi sử dụng, đó là giá thành vẫn còn cao. Ở cùng mức giá, SSD cho dung lượng 128GB hoặc 256GB, trong khi với ổ HDD ta có thể sở hữu tới 512GB, thậm chí là 1TB.

Tốt hơn hết là bạn nên dùng ổ cứng SSD có dung lượng thấp và giá dưới 1 triệu dùng chung với ổ cứng HDD cũ chứa những dữ liệu của bạn. Qua đó giúp bạn có thể khởi động máy nhanh chóng và xử lý hiệu quả lượng dữ liệu lớn từ ổ cứng HDD cũ.

Ổ cứng SSD là gì? So sánh SSD và HDD có gì khác nhau?

Những điều cần lưu ý khi mua ổ cứng SSD

  • Chuẩn kết nối trên máy tính: Đây là yếu tố bạn hay bị nhầm lẫn nhất khi muốn nâng cấp ổ cứng SSD vì không thể nào dùng ổ cứng SSD chuẩn M.2 khi máy tính của bạn chỉ có chuẩn kết nối 2.5.
  • Dung lượng lưu trữ: Trên thị trường hiện nay, ổ cứng SSD có dung lượng khác nhau gồm 128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB. Đây là vấn đề bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn ổ cứng để nâng cấp máy tính của bạn.
  • Độ bền và tốc độ: Dù nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD thông thường, nhưng SSD có nhiều loại tốc độ khác nhau. Vì vậy bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn mua ổ cứng SSD để tránh những sai lầm không đáng có.
  • Giá cả: Tùy vào điều kiện tài chính của bạn mà có thể lựa chọn loại ổ cứng SSD với phân khúc giá phù hợp với nhu cầu sử dụng trên chiếc máy tính. Hiện nay, giá cả của SSD không còn quá đắt đỏ như trước nên có thể mua bất kỳ lúc nào cần thiết.

Vừa rồi là phần giải đáp về ổ cứng SSD là gì? Và so sánh sự khác nhau giữa SSD và HDD. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn cân nhắc việc lựa chọn ổ cứng SSD cho việc nâng cấp máy tính của bạn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời