Rượu bia gần như trở thành thức uống không thể thiếu với đa số người Việt Nam bất chấp những tác hại liên quan đến sức khỏe. Vậy tại sao đại đa số chúng ta lại rất thích uống rượu bia dù có hại cho sức khỏe. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu lý do qua phần nội dung dưới đây.
Tại sao thích uống rượu bia dù không ngon lành gì mấy?
Theo những thông tin tổng hợp từ internet, nhiều người thích uống rượu bia là bởi thói quen đi tìm cuộc vui của một xã hội nông nghiệp vốn dĩ có nhiều thời gian rảnh rỗi và cuộc sống đơn điệu. Việc rủ đi nhậu cũng có tâm lý tìm thú vui, lâu dần sẽ trở thành thói quen khó bỏ bất chấp những cảnh báo về sức khỏe.
Vì cuộc sống của đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vật chất, tri thức hay cả hai, cho nên khi uống rượu bia sẽ giúp họ xóa bỏ sự mặc cảm, giúp bản thân có thêm sự tự tin và dễ trải lòng hơn. Qua đó cũng giải thích được lý do vì sao khi uống rượu bia người ta thường hay nói nhiều.
Ngoài ra, nhu cầu gắn kết con người để cùng chung một nhiệm vụ, ý chí, cảm xúc, xây dựng niềm tin xã hội cũng rất cần thiết khi điều kiện sống vẫn còn thiếu nhận thức khách quan, thiếu sự chia sẻ, hiểu biết và giá trị tinh thần. Vì thế người ta cũng sử dụng rượu bia để làm cầu nối, kết nối những mối quan hệ trong xã hội và xây dựng niềm tin. Cho dù bạn không thích rượu bia nhưng vẫn cần phải uống để xây dựng niềm tin của người khác dành cho bạn.
Rượu bia có tác hại như thế nào?
Nhiều người thích uống rượu bia nhưng lại phớt lờ những cảnh báo về sức khỏe của mình chỉ vì cuộc vui và tư tưởng “ta chỉ sống một lần trong đời”. Dưới đây sẽ là những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe:
1/ Ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh
Rượu bia chỉ có thể giúp bạn giải tỏa tâm trạng nhất thời. Và trên thực tế, việc uống nhiều rượu bia càng khiến bạn thêm buồn phiền, sầu não và nhiều người đã chìm đắm vào men rượu không có lối thoát. Điều này chỉ khiến người uống rượu bia bị trầm cảm, lo âu, đặc biệt là người hướng nội có nhiều suy nghĩ tiêu cực dẫn đến nhiều căng bệnh liên quan đến thần kinh.
Việc uống nhiều rượu bia cũng khiến bạn bị đau đầu, không còn kiềm chế kiểm soát được bản thân. Từ đó dễ gây ra những hành động tiêu cực, suy giảm trí nhớ, tinh thần không ổn định và biến “cuộc vui” trở thành “chiến trường”. Vì vậy nếu có uống rượu bia thì cũng chỉ nên “vui thôi, đừng vui quá”.
2/ Ảnh hưởng đến tim mạch
Chất độc trong cồn khiến cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, có thể gây ra suy tim. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
Ngoài ra, rượu bia cũng làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Đây là yếu tố chủ yếu gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Uống rượu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, do vậy càng làm tăng huyết áp. Những người uống nhiều rượu bia cũng thường có lối sống không lành mạnh, nên càng dễ mắc bệnh tim mạch.
3/ Hại gan
Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng với con người tương tự tim và thận. Chúng ta có thể thiếu lá lách, dạ dày, nhưng không thể thiếu gan, tim, thận,… Việc uống rượu bia nhiều có thể khiến gan bị nhiễm mỡ. Người uống rượu thường xuyên dễ bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí còn làm cả mất chức năng gan.
Khi bị bệnh xơ gan, có thể xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng. Vì vậy, việc uống rượu bia quá nhiều khiến chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4/ Tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Cồn là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Các chất cồn dư thừa ban đầu sẽ tích tụ lại và chuyển hóa trong các ổ khớp nhiều hơn, sau nhiều “cuộc vui” sẽ khiến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gặp vấn đề.
Lúc này, lượng axit uric trong máu tăng cao, lắng đọng tại các khớp và bắt đầu chèn ép vào những khớp này mỗi khi cơ thể cử động. Dù bệnh gút không khó điều trị nhưng nếu xảy ra biến chứng sẽ khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng.
5/ Tăng nguy cơ ung thư
Theo tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), các độc chất trong rượu bia có liên quan đến ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại – trực tràng, gan, mật và ung thư vú ở nữ.
Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư qua các cơ chế khác nhau như làm thay đổi cấu trúc ADN, protein và lipid (chất béo) trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa; làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể; tăng quá mức nồng độ estrogen trong máu,… Đặc biệt, tiêu thụ rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ ung thư.
6/ Loãng xương
Uống rượu thường xuyên khiến xương bị loãng, xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, lâu liền hơn nếu bị gãy xương. Cồn trong rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, vì vậy làm cán cân nghiêng về bên hủy xương.
Ngoài ra, với những người thường uống rượu cũng hay bị sai lệch trong chế độ dinh dưỡng (uống nhiều ăn ít, hoặc ăn nhiều một số loại đồ ăn khoái khẩu) cũng góp phần làm xương loãng, yếu và dễ vỡ hơn.
7/ Dễ bị viêm tụy
Tụy có hai chức năng nội tiết và ngoại tiết. Nó tiết các enzyme tiêu hóa và gửi đến ruột non giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn, đó là chức năng ngoại tiết. Chỉ khi đến ruột các enzyme này mới được hoạt hóa thực hiện chức năng của mình.
Nhưng khi uống rượu bia, cồn làm rối loạn quá trình này, các enzyme bị hoạt hóa và thực hiện chức năng ngay khi còn ở trong tụy, do đó gây viêm tụy. Các triệu chứng viêm tụy bao gồm đau bụng, có thể đau dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt.
Một người có thể bị viêm tụy cấp (sau bữa rượu và có triệu chứng nói trên) hay viêm tuy mãn, tức là tụy bị phá hủy từ từ, dẫn đến đái tháo đường.
8/ Yếu sinh lý, sảy thai
Rượu có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng sinh lý nam giới, gây rối loạn cương dương tạm thời. Đối với nữ, nếu uống nhiều rượu bia cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc làm ngừng rụng trứng
Cồn là chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng cho nên nếu nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sảy thai ở người vợ mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Nếu người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
9/ Viêm loét dạ dày – tá tràng
Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày.
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn. Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể buồn nôn và nôn.
10/ Dễ mắc bệnh suy thận
Việc thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi, thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận. Khi mắc phải bệnh thận thì nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn.
Chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp, tình trạng chức năng thận mất đột ngột, do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh. Chức năng thận có thể phục hồi những cũng có thể để lại tổn thương mãi mãi.
11/ Gánh nặng cho gia đình và xã hội
Ngoài những tác hại về mặt sức khỏe, việc uống quá nhiều rượu bia cũng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm thường liên quan đến việc uống rượu bia quá nhiều. Vì vậy người tham gia giao thông cần phải hạn chế uống rượu bia.
Rượu bia cũng gây ra gánh nặng về mặt kinh tế gia đình khi phải tốn các chi phí về sức khỏe, giảm năng suất lao động và buộc phải giải quyết các hậu quả gây ra cho xã hội.
Vừa rồi Top Kiến Thức giải thích giúp bạn về lý do tại sao thích uống rượu bia? Rượu bia có tác hại như thế nào? Đây là một chủ đề nóng gây tranh cãi suốt thời gian qua, vì vậy những ý kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo từ một số nguồn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!
Trả lời