[Tìm hiểu thuật ngữ] Jobber WWE là gì?
Jobber cũng là một trong những thuật ngữ thường dùng ở môn đấu vật chuyên nghiệp để ám chỉ các nhóm đô vật được xây dựng với hình tượng yếu ớt và để thua nhanh trước đô vật khác. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu về khái niệm này qua phần nội dung sau đây của bài viết.
Jobber WWE là gì?
Thuật ngữ “jobber” được dùng để ám chỉ các đô vật được xây dựng với hình tượng yếu ớt, thua nhanh và dễ dàng trước các đô vật khác. Họ được sắp xếp là thua 1 trận đấu và được mô tả là “công việc” cần thiết với bất kỳ đô vật nào mới bắt đầu sự nghiệp. Đây cũng là một từ bắt nguồn từ mục đích nói giảm nói tránh “làm công việc của mình” để bảo vệ thông tin liên quan đến nhân vật không được tiết lộ.
Các đô vật được sắp xếp làm “jobber” trông rất yếu đuối, ngốc nghếch, chỉ làm nền cho các đô vật khác đang được xây dựng để làm tăng thêm sức mạnh cho họ. Đây cũng là cách mà các công ty đấu vật tạo điều kiện cho các đô vật “jobber”.
Ở WWE, thuật ngữ khác được dùng để thay thế cho từ “jobber” là từ “local competitor” (đô vật địa phương) hoặc “enhancement talent” (tài năng phát triển).
Từ jobber xuất phát từ đâu?
Jobber là thuật ngữ của ngành đấu vật chuyên nghiệp nhưng hầu hết nhiều người thường không sử dụng công khai bởi nó mang hàm ý tiêu cực. Từ “jobber” được dùng lần đầu vào năm 1950 và rất phổ biến trong các chương trình quảng bá tại Mỹ và Canada.
Vào những năm thập niên 1980 và 1990, WWF (nay là WWE) đã sử dụng nhiều đô vật jobber toàn thời gian để đưa vào các chương trình truyền hình gồm Superstars of Wrestling, Wrestling Challenge và All-Star Wrestling. Các đô vật Barry Horowitz và Steve Lombardi được biết đến nhiều với tư cách là jobber. Khi WWE cho các đô vật jobber có nhiều đất diễn hơn, họ còn có thể giành chiến thắng và được điền tên vào sự kiện chính, nổi bật trong số đó là đô vật huyền thoại Mick Foley.
Các đô vật jobber thường không có hợp đồng chính thức, vì thế họ có thể thi đấu cho nhiều công ty khác nhau. Những đô vật từng làm việc tại WWF họ có thể được thuê làm jobber trong các trận ở WCW ở những năm thập niên 1980 và 1990. Hiệp hội đấu vật Hoa Kỳ (AWA) cũng sử dụng jobber với mức độ vừa phải, nhưng ở các chương trình indy wrestling (chương trình quảng bá độc lập), jobber rất hiếm khi xuất hiện trừ trường hợp là các trận đấu squash (thuật ngữ nói về các trận kết thúc nhanh chóng).
Những điều thú vị xung quanh đến jobber
Đôi khi, jobber cũng giành được chiến thắng trước các đô vật siêu sao. Điển hình là chiến thắng của The Kid (X-Pac) trước Razor Ramon vào năm 1993. Ngoài ra, jobber cũng có thể gây thu hút trên các phương tiện truyền thông sau khi xuất hiện trên truyền hình. Vào năm 2016, đô vật có tên Johnny Knockout thách đấu với Braun Strowman vì “thích những người đàn ông cao lớn”. Điều đó khiến cái tên Johnny Knockout trở thành xu hướng trên mạng xã hội Twitter ngay sau sự kiện hàng tuần WWE Raw phát sóng.
Đô vật jobber đôi khi còn trở thành đối tượng bị các đô vật siêu sao hành hạ sau khi bại trận, thường là bị các đô vật thuộc nhóm phản diện (heel) làm. Khán giả cũng rất thích thú với màn hành hạ các đô vật jobber và mong muốn được chứng kiến màn hủy diệt của đô vật siêu sao.
Để trở thành đô vật tên tuổi, hầu hết các đô vật phải trải qua quá trình làm đô vật jobber. Sau một thời gian tập luyện và trình diễn có thể gây ấn tượng tốt với lãnh đạo công ty, các đô vật đó sẽ được nâng tầm vị thế và thăng hạng dần để chinh phục vinh quang. Anh em nhà Hardy (Matt và Jeff) cũng có xuất phát điểm là đô vật jobber trong vài năm đầu làm việc tại WWE và họ thành danh ở mảng tag team lẫn đánh đơn.
Đôi khi, jobber cũng được sử dụng để xây dựng cốt truyện. Điển hình là đô vật Al Snow tại ECW nhấn mạnh đến jobber trên truyền hình và cũng chính ông lập ra nhóm có tên J.O.B. Squad bao gồm các đô vật jobber nổi bật. Tại WCW, cố đô vật Brad Armstrong liên tục thua trận và được gọi là “lời nguyền Armstrong”. Tại WWE, cố đô vật Chris Kanyon cũng sử dụng góc độ jobber để đánh bại các đô vật yếu đuối tại chương trình WWE Velocity.
Đô vật thành danh từ jobber
Ngoài trường hợp của Barry Horowitz, Steve Lombardi và Mick Foley thành danh từ nhiều năm thi đấu với tư cách là đô vật jobber. Một số đô vật khác cũng trở thành các đô vật xuất hiện ở sự kiện chính từng là jobber trong quá khứ.
Các đô vật từng có thời gian làm jobber gồm Drew McIntyre, Jinder Mahal, Tommasso Ciampa, The Brian Kendrick, The Hardy Boyz, Edge, Dolph Ziggler, John Morrison, AJ Styles, RVD, Jake Hager, X-Pac, PCO, The Young Bucks, Jon Moxley, Zack Ryder, Daniel Bryan, Mick Foley,….
Vừa rồi, Top Kiến Thức giúp bạn tìm hiểu về thuật ngữ Jobber WWE là gì. Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!