[Giải nghĩa] Danh chính ngôn thuận là gì?

Danh chính ngôn thuận là câu thành ngữ quen thuộc với người Việt. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu về ý nghĩa của câu thành ngữ này qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Danh chính ngôn thuận là gì?

Danh chính ngôn thuận là một câu thành ngữ mang hàm nghĩa khi một người có danh nghĩa chính đáng rồi thì nói mới được thông thuận. Theo từ điển tiếng Việt, thành ngữ này mang ý nghĩa là đủ tư cách, có chức năng để đảm trách, giải quyết công việc nào đó, được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận, ví như có danh nghĩa đàng hoàng, chính danh thì lời ăn tiếng nói mới có sức thuyết phục, mới xuôi.

Trong cuốn từ điển “Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” do nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn vào năm 2000, thành ngữ “danh chính ngôn thuận” được giải thích như sau: “Được thừa nhận có đủ tư cách đứng ra giải quyết công việc hoặc nhận một trọng trách nào đấy”.

Tóm lại, câu thành ngữ này theo cách hiểu của dân gian là một người có được danh hiệu do một tổ chức chính thống nào đó trao và thừa nhận thì mới khiến người ta dễ dàng nghe theo. Nếu không, người đó sẽ bị xem thường và cũng không có tư cách nào để phát ngôn.

Danh chính ngôn thuận là một đòi hỏi chính đáng

Trong cuộc sống, không phải bất kỳ ai cũng có thể nói là người khác sẽ lắng nghe. Hầu như những người “vô danh” phát ngôn hay nêu ý kiến cũng đều bị gạt đi, không ai đoái hoài chú ý gì. Thậm chí họ còn “vứt vào sọt rác” những ý kiến đó dù rất đúng, rất chuẩn và sẵn sàng phán xét, đả kích cá nhân người đó. Kể cả khi chính họ cũng là những người có tên tuổi mà sử dụng bài… ẩn danh cũng bị cho là những kẻ lộng ngôn. Tất cả cũng chỉ vì cái sự “danh” không “chính” ấy đã khiến “ngôn” của họ cũng không “thuận”.

[Giải nghĩa] Danh chính ngôn thuận là gì?

Ngày nay, khi mạng xã hội phát triển nhanh chóng mặt và có những tác động không nhỏ đến đời sống con người, không ít người đã huyễn hoặc, ảo tưởng và tự phong cho mình là người có quyền đưa ra những lời bình phẩm, phán xét về những vấn đề trong xã hội. Thậm chí, điều độc hại hơn chính là những kẻ có tư tưởng chống phá, kích động lại tự mang cho mình tư cách “đại diện cho dân chủ, nhân quyền” để truyền bá thông tin sai sự thật. Đây chính là điều khiến những thông tin độc hại (fake news) nở rộ còn hơn cả nguồn tin từ các đơn vị chính thống.

Một nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng “danh không chính, ngôn không thuận” xảy ra một phần cũng bởi người viết bài không muốn xuất đầu lộ diện vì một số lý do. Họ sợ rằng mình sẽ bị trả thù bằng mọi thủ đoạn, thậm chí là bị đe dọa cả tính mạng khi mang đến những thông tin gây bất lợi cho đối phương. Những người có tên tuổi cung cấp thông tin với tư cách ẩn danh dù muốn đóng góp tiếng nói xây dựng cho đời nhưng điều đó khiến người đọc có cảm giác e ngại và không đàng hoàng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp “ẩn danh” nào cũng xuất phát từ sự yếu bóng vía, sợ bị trù dập mà đó cũng có thể là cách để hình ảnh của họ ít bị hoen ố. Điều này cũng dễ gây phản cảm đến người đọc và khiến họ không thể tin vào những ý kiến phản biện. Trong trường hợp này, việc họ không thể dùng tên thật cũng là điều dễ hiểu.

Ngày nay, dù sự việc có ra sao đi nữa thì khi có một sức mạnh vô hình nào đó, người đó dù có chính danh hay không thì đôi khi những lời nói, câu từ được đưa ra cũng đều là ngôn thuận. Vì vậy, việc có được danh chính ngôn thuận cũng là một đòi hỏi chính đáng.

Vừa rồi Top Kiến Thức giúp bạn giải nghĩa về thành ngữ danh chính ngôn thuận là gì? Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!