Tổng Hợp

Chữa lành là gì? Giới trẻ phải hiểu từ “chữa lành” sao cho đúng

Chữa lành là gì? Giới trẻ phải hiểu từ “chữa lành” sao cho đúng

Từ “chữa lành” đang được giới trẻ sử dụng nhiều để giúp cho con người có trạng thái ổn định trở lại sau khi gặp biến cố. Nhưng liệu giới trẻ có sử dụng từ ngữ này đúng cách? Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Chữa lành là gì?

Chữa lành theo ý nghĩa đúng là sự xoa dịu, chuyển hóa cảm xúc của bạn từ suy nghĩ tiêu cực, bất an, bị tổn thương cho đến việc trở về trạng thái an toàn. Đây cũng là cách mà con người đi tìm niềm vui và sống lạc quan hơn. Để có thể chữa lành, đương nhiên là bạn phải trở lại là chính mình, đi vào bên trong trước khi trở ra bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế, phòng khám tư vấn, tâm lý trị liệu được chính các chuyên gia về tâm lý học thực hiện.

Thế nhưng, từ “chữa lành” đang được sử dụng rất nhiều không chỉ mang ý nghĩa trên bởi không chỉ mang ý nghĩa chuyển hóa cảm xúc tiêu cực sang tích cực đơn thuần, mà nó còn được dùng trong nhiều trường hợp khác như đi du lịch, thiền định, về với thiên nhiên, nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…

Trào lưu “chữa lành” xuất hiện từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới vào năm 2021, khiến người dân không thể ra đường để sinh hoạt và làm việc. Việc không được ra đường trong thời gian dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, tài chính và cuộc sống của người bị ảnh hưởng. Sau đó, họ cũng tìm ra những cách của riêng họ để có thể tự “chữa lành” cho bản thân. Vì thế, Liên hợp quốc đã gọi năm 2021 là “năm để chữa lành” (Year of Healing).

Chữa lành là gì? Giới trẻ phải hiểu từ “chữa lành” sao cho đúng

Vì sao giới trẻ đi “chữa lành”?

Trên thực tế, giới trẻ ngày nay cho rằng việc làm những việc như đi du lịch hay về với thiên nhiên được coi là biện pháp “chữa lành” tốt nhất. Thậm chí, các công ty du lịch cũng tổ chức các chương trình mang tên “chữa lành” bởi đây được coi là một chất xúc tác cực tốt giúp bạn có được sự bình yên trong lòng.

Ngoài ra, những tác động không nhỏ từ mạng xã hội cũng khiến giới trẻ phải tìm đến những phương pháp “chữa lành” trực tuyến. Các hội nhóm “chữa lành” trên Facebook được lập có sự tham gia của một nhóm cộng đồng người cũng tổ chức sự kiện trực tuyến với sự tham gia của đông đảo bạn trẻ. Thế nhưng, khi đã tham gia sự kiện trực tuyến, không ít bạn trẻ bất ngờ bởi việc đi “chữa lành” thực chất cũng không khác gì những buổi hội nghị của các công ty đa cấp.

Ví dụ, có một bạn nữ tên N. (26 tuổi) gặp phải vấn đề về tâm lý sau khi nghỉ việc cho một công ty làm trong văn phòng. Cô nàng tự đặt câu hỏi rằng liệu mình sẽ làm gì tiếp theo trong cuộc đời này. Sau đó, N. tham gia sự kiện chữa lành trực tuyến để phần nào đó giải quyết được vấn đề cô gặp phải. Thế nhưng, bầu không khí theo như được cô chứng kiến không khác gì sự kiện của một buổi hội nghị đa cấp. Sau khi chương trình khép lại, các thành viên liên hệ với người hướng dẫn để tiếp tục được “chữa lành” nhưng sẽ phải mất phí. Người hướng dẫn cũng không cam kết điều gì mà đơn giản chỉ tham gia rồi mới biết.

Chữa lành là gì? Giới trẻ phải hiểu từ “chữa lành” sao cho đúng

Ngoài ra, những bạn trẻ cũng có tâm lý ngại ngùng chia sẻ về thất bại của mình vì sợ mọi người lo lắng hay chê cười. Những người trẻ cũng lại tìm đến những video clip nói về “chữa lành” trên mạng xã hội. Dù có hiệu quả hay không nhưng một vài phương pháp mà những video đó nói giúp cho người nghe cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng sau một thời gian, mọi thứ cũng lại đâu vào đó. Bạn nữ tên L. chia sẻ: “Thời gian đầu, bản thân cũng cải thiện nhờ vào những video kiểu hãy là chính mình, tự tin với lựa chọn của bạn rồi tương lai sẽ dẫn lối. Mình thấy được xoa dịu ở thời điểm đó, nhưng sau một thời gian, đâu lại vào đấy”.

Làm sao để hiểu từ “chữa lành” cho đúng ý nghĩa

“Chữa lành” được coi là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ ai. Nhưng thời gian gần đây, trào lưu “chữa lành” dậy sóng nhờ sự phát triển của mạng xã hội. Người làm công việc “chữa lành” sẽ lắng nghe những lời tâm tư của đối phương, có hình thức chữa lành là hoàn toàn phi lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng đã không ít kẻ gian trục lợi để khiến người tâm sự phải chi tiền ra để tham gia các hoạt động “chữa lành” đó.

Trong những năm vừa qua, những bất ổn về kinh tế khiến cho đời sống của con người phải chịu những bất ổn về tâm lý. Con người cần phải có biện pháp để xoa dịu và mong muốn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Cách tốt nhất để có thể chữa lành chính là tìm đến những chuyên gia, bác sĩ tâm lý thực thụ được đào tạo bài bản, không tìm đến những người dùng từ “chữa lành” với mục đích kinh doanh, kiếm tiền trên nỗi đau của người khác.

Vừa rồi, Top Kiến Thức giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về từ “chữa lành” là gì. Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời