Hiệu ứng ASMR là gì? ASMR có những lợi ích gì?
Hiện nay, nhiều Youtuber hay những nhà sáng tạo nội dung khác thường xuyên đăng tải những đoạn video clip về âm thanh, hiệu ứng, màu sắc hay những hoạt động làm cho con người cảm thấy sung sướng. Đó là hiệu ứng ASMR. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua phần nội dung sau đây của bài viết.
Hiệu ứng ASMR là gì?
ASMR là viết tắt của cụm từ Autonomous Sensory Meridian Response, tạm dịch sang tiếng Việt là “Phản ứng cực khoái độc lập” hoặc “Phản ứng kích thích cảm giác tự động”. Trong đó, Autonomous là tự động; Sensory là cảm giác; Meridian là cực khoái, cực đỉnh; Response là phản ứng.
Đây là cụm từ chỉ phản ứng rùng mình ở đầu và cổ sau khi tiếp nhận một số kích thích như âm thanh êm ả hoặc âm thanh lặp lại tuần hoàn. Cảm giác sung sướng đó được nhiều người ví như là một trong những cảm giác cực khoái của con người.
Không chỉ có âm thanh, hiệu ứng ASMR còn đến bằng những hình ảnh. Ví dụ như khi bạn xem video clip về sự vật, hiện tượng diễn ra lặp lại tuần hoàn không xuất hiện bất kỳ lỗi nào. Cảm giác sung sướng này được cho là có khả năng làm giảm stress và tăng cường khả năng tập trung. Theo bác sĩ Nguyễn Đỗ Bảo Trân (Bay Capital Danang), việc nghe các video dạng ASMR giúp giảm căng thẳng đáng kể trước khi ngủ.
Những tác nhân có thể tạo ra hiệu ứng ASMR
Âm thanh ASMR:
Âm thanh có thể tạo cảm giác sung sướng và là một trong những hiệu ứng rõ rệt nhất để mô tả về ASMR. Tiếng thì thầm, đặc biệt là giọng nữ để tạo hiệu ứng tốt hơn. Ngoài ra, những âm thanh khác có thể làm bạn có cảm giác sảng khoái là tiếng gõ bàn, cào nhẹ lên micro, tiếng mưa rơi, tiếng rót nước, tiếng gấp khăn, tiếng nhai thức ăn, đập bể chai lọ,…
Hình ảnh ASMR:
Hình ảnh gây cảm giác sung sướng thường sẽ là những hình ảnh hoàn hảo với nét chuyển động đẹp mắt, nét chữ đẹp, tô màu đều, đầu bếp trình diễn kỹ thuật nấu ăn hay làm bánh hoặc những chuyển động có thể dễ đoán trước. Nếu có 1 lỗi nhỏ khiến hình ảnh hay chuyển động không mượt thì con người không thể thỏa mãn cảm giác sung sướng.
Sự động chạm ASMR:
Đơn giản nhất cho sự động chạm gây ASMR chính là massage thư giãn. Đôi khi những hành vi vuốt tóc, vào chạm tay cũng mang lại cảm giác kích thích đều tạo ra hiệu ứng ASMR. Mặc dù hiệu ứng ASMR có thể mang đến cho người này nhưng đôi khi cũng có thể gây khó chịu với người khác.
Hiệu ứng ASMR có những lợi ích gì?
Thực ra, các nhà khoa học mới chỉ bắt tay vào công cuộc nghiên cứu về lợi ích của hiệu ứng ASMR. Đó vẫn còn là điều bí ẩn với giới khoa học nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể tự cảm nhận được vài lợi ích sau:
- Thư giãn thần kinh: Đây là tác dụng lớn nhất của ASMR. Khi thư giãn, bạn có thể sáng suốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thư giãn tạm thời vì hiệu ứng ASMR biến mất chỉ sau vài giờ.
- Tập trung tốt hơn: Hiệu ứng ASMR có thể giúp bạn tập trung và trải nghiệm “trạng thái dòng chảy” (flow state). Trạng thái này diễn ra khi bạn đang chìm đắm, tập trung vào một công việc đến mức quên luôn những gì đang diễn ra ở bên ngoài.
- Cải thiện sức khỏe: Không chỉ cải thiện tâm lý, ASMR còn cải thiện sức khỏe thể chất bằng cách cải thiện lưu thông máu, hệ tiêu hóa và có thể hỗ trợ giảm cân.
- Giúp dễ ngủ hơn: Với những ai thường xuyên bị mất ngủ, cảm giác thư thái từ hiệu ứng ASMR có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Trong một nghiên cứu tác dụng của ASMR đến giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường thích xem video ASMR trước khi đi ngủ.
- Cải thiện tâm trạng: Một nghiên cứu đã tìm hiểu về tác dụng cải thiện tâm trạng của ASMR. Kết quả là những người trải nghiệm ASMR đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Thậm chí, một số người đã kết hợp âm thanh tạo hiệu ứng ASMR với thiền định để điều trị trầm cảm hiệu quả hơn.
Vừa rồi, Top Kiến Thức giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng ASMR là gì. Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!