Ông kẹ luôn là nhân vật mà người lớn thường dùng để dọa trẻ con và đây cũng chính là vai diễn khiến nhiều trẻ em sợ hãi, nhưng ít ai biết đến về nguồn gốc của ông kẹ như thế nào. Để biết rõ hơn, Top Kiến Thức sẽ giúp bạn tìm hiểu ông kẹ là ai? Vì sao trẻ em lại sợ ông kẹ và hay bị người lớn dọa?
Ông kẹ là ai?
Theo Wikipedia, Ông kẹ hay ông ba bị hay ngáo ộp là một sinh vật hư cấu thường được người lớn sử dụng để dọa trẻ em, để trẻ em phải ngoan hoặc nghe theo lời mình. Đây là một con quái vật không có hình thù rõ ràng, ở mỗi vùng văn hóa lại có những miêu tả khác nhau. Cha mẹ thường cảnh báo với con cái rằng nếu không ngoan thì sẽ bị ông kẹ sẽ đến bắt đi.
Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Ba Bị (ông Kẹ) được phác họa trông bộ dạng khá kỳ dị “Ba Bị, 9 quai, 12 con mắt, chuyên bắt trẻ con” cũng giống như mẹ mìn (Peg Powler/Croque-mitaine).
Nguồn gốc của ông kẹ
Trong tiếng Anh, ông Ba bị hay ông kẹ gọi là bogeyman, boogeyman, bogieman hay boogie man). Từ bogey trong tiếng Anh được cho là có nguồn gốc từ từ bogge hay bugge (“một thứ đáng sợ”, tiếng Anh cổ).
Sự tích về ông kẹ (ông ba bị)
Theo các nhà nguyên cứu, vào năm 1608 xảy ra vụ mất mùa lớn từ Nghệ An ra các tỉnh miền Bắc, đây là 1 trong những nguyên nhân khiến tình trạng bắt cóc trẻ em tăng cao. Vì thế hình tượng ông kẹ (hay ông ba bị) cũng xuất hiện trong giai đoạn này.
Theo sự tích kể rằng, ông kẹ được biết đến là những người đàn ông cao to, đen đủi, gớm ghiếc, vai mang theo 3 cái bị lớn, cứ hễ thấy đứa trẻ nào không ngoan, hay quấy khóc, dỗ không nín thì sẽ bắt mang đi không cho sống chung với ba mẹ nữa.
Ngoài ra còn có nguồn gốc khác về ông kẹ khi cho rằng có một nhóm người thường xuyên bắt cóc trẻ con, khoảng 6 người. Cứ 2 người sẽ vác thêm một cái bao rất to nên tổng thảy có 3 cái bị, mỗi bị có 3 cái quai, tính cả 6 người là có 9 cái quai. Cho nên người ta cũng gọi ông kẹ là ông Ba Bị, “6 quai 12 con mắt”.
Bọn bắt cóc thường đi xung quanh các làng ven biển, rình và bắt cóc những đứa trẻ lang thang, không có người trông rồi nhanh chân lên thuyền để không ai phát hiện ra. Tệ nạn bắt cóc trẻ con xảy ra ngày càng nhiều, gây nên nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người. Chính vì vậy, dân gian xây dựng hình ảnh ông Kẹ luôn xấu xí, đáng sợ, chuyên bắt cóc, dọa nạt trẻ con.
Thật ra đây là những câu chuyện được thêu dệt lên để các bậc phụ huynh dọa con mình khi không nghe lời.
Vì sao trẻ em lại sợ ông kẹ và hay bị người lớn dọa?
Ông kẹ là nhân vật được các bậc phụ huynh mang ra để hù dọa trẻ em, nhất là khi trẻ biếng ăn, quấy khóc. Khi nghe đến ông kẹ thì tiếng gào khóc hay quấy phá nữa, điều này cũng khiến ba mẹ cũng đắc ý hơn.
Lý do cho việc trẻ em sợ ông kẹ và hay bị người lớn dọa thường dựa vào câu chuyện được thêu dệt với những hình ảnh tưởng tượng phong phú về ông kẹ thật sự là nhân vật đáng sợ, nếu trẻ hư hỏng thì sẽ bị ông kẹ bắt đi. Vì vậy, khi nhắc đến ông kẹ thì trẻ không còn phá phách nữa và đây cũng chính là hình tượng mà các bậc phụ huynh thường dùng để dạy dỗ trẻ con.
Mặc dù vậy, hình phạt của ông kẹ không phải lúc nào cũng đáng sợ, thỉnh thoảng ông kẹ chỉ gửi đến lời cảnh báo bằng cách cào vào cửa sổ phòng ngủ của nạn nhân mỗi đêm hay hiện hình thành cái bóng. Hình phạt nặng hơn chính là săn đuổi lũ trẻ khi chúng lang thang ra khỏi nhà vào ban đêm.
Có nên dọa trẻ em bằng ông kẹ hay không?
Khi người lớn dùng hình ảnh của ông kẹ để dọa trẻ con nhiều, đó có thể là công cụ để giáo dục trẻ khá hữu ích. Nhưng nếu các bậc phụ huynh lạm dụng điều đó nhiều thì rất có thể ngay cả một người có dung mạo bình thường cũng rất dễ bị coi là ông kẹ khiến trẻ con hoảng sợ. Từ một người hiền lành mà bị biến thành một nhân vật phản diện ngay trong chính ánh mắt của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nhận thức của trẻ con chưa phát triển, vẫn rất ngây thơ và trong sáng. Khi người lớn thêu dệt câu chuyện về ông kẹ cũng khiến trẻ dễ dàng bị ấn tượng xấu và cũng khắc sâu vào trong ký ức. Ngoài vòng tay của cha mẹ ra thì ai cũng có thể trở thành những kẻ độc ác, hung dữ và luôn muốn bắt cóc mình đi.
Vì vậy, các bậc phụ huynh vẫn có thể dùng cách này để dạy dỗ trẻ nhỏ nhưng cũng không được quá lạm dụng. Bên cạnh việc này, ba mẹ có thể tham khảo những cuốn sách dạy con theo xu hướng hiện đại, khuyến khích trẻ bằng những lời động viên và khen ngợi.
Như vậy bạn đã biết ông kẹ là ai và những câu chuyện liên quan đến ông kẹ. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!
Trả lời