Tham nhũng không chỉ là một trong những hành vi xấu xa cơ bản của con người mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống, xã hội. Trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ quan trọng để góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tạo cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hãy cùng Top Kiến Thức tìm hiểu về chủ đề này qua phần nội dung dưới đây của bài viết.
Tham nhũng là gì?
Theo Wikipedia, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Cùng với tham nhũng là tham ô, cũng là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Đây được coi là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Hành vi tham nhũng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, mà còn làm giảm lòng tin của dân và điều tồi tệ hơn có thể là gây mất ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó, cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
Còn vụ lợi được hiểu là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng
Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ và quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, sử dụng tài sản công trái phép, bao che cho người vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở việc thanh tra, giám sát điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở nhiều quốc gia trên thế giới
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Nguyên nhân khiến phần lớn các quốc gia phải đối mặt với vấn nạn này bởi luật pháp lỏng lẻo và thu nhập từ việc làm công chức còn thấp, còn không đủ để lo cho chính họ và gia đình. Vì thế họ thường có ý đồ nắm giữ chức vụ cao trong hàng ngũ lãnh đạo để thực hiện hành vi tham nhũng.
Một nguyên nhân chủ quan và cũng là động cơ cho hành vi tham nhũng chính là lòng tham của con người. Tham lam chính là bản tính của con người và lòng tham chỉ có nhiều hoặc ít nếu được đặt vào khuôn khổ hay giới hạn đạo đức. Đó có thể được coi là quy luật của tự nhiên và cũng là nguồn động lực nguyên thủy của loài người, qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế – xã hội.
Tham lam là bản năng của loài người và luôn tồn tại ở bất kỳ xã hội nào, thậm chí vì lòng tham mà con người có thể bất chấp vượt qua giới hạn luân thường đạo lý. Lòng tham không bao giờ dừng lại khi đã chinh phục được mục tiêu mà con người luôn thèm khát, thỏa mãn những điều không thể tưởng tượng ra được.
Trong những năm gần đây, một số quan chức, người có quyền lực đã lạm dụng chức quyền để thực hiện hành vi tham nhũng chỉ vì lòng tham vô đáy. Khi họ đã có mọi thứ trong tay, chắc chắn họ sẽ tìm cách để đạt được nhiều hơn thế. Dù cuộc sống của họ rất dư dả, thậm chí là sung sướng cả đời nhưng họ vẫn “lo lắng” về tương lai nên vẫn cứ bị ám ảnh.
Tác giả viết bài này sẽ dựa vào một ví dụ từ kênh Youtube của “Kiến Thức Thú Vị”, kênh này cũng chỉ ra một ví dụ rất đơn giản để nói về lòng tham. Từ thời nguyên thủy, người nguyên thủy mỗi ngày đi săn bắn, hái lượm, họ lo lắng về mùa đông sẽ hết hoa quả, không có áo lớp da thú mặc cho ấm và những nỗi lo khác. Những nỗi lo đó khiến con người biết cách chuẩn bị nhiều thứ cho một cuộc sống khắc nghiệt, một khi đã biết cách để dự trữ nguồn thức ăn, áo mặc thì khi đó lòng tham bắt đầu xuất hiện. Khi đã dư dả hơn thì con người có thể yên tâm để vượt qua khó khăn.
Ở thời hiện đại, người ta lo thiếu cơm ăn, áo mặc cho nên người ta muốn có tiền thì họ lại tham tiền. Khi đã có cơm ăn, áo mặc đầy đủ nhưng lại thiếu xe, không có tiền đổ xăng thì họ lại tiếp tục tham tiền. Khi đã có đầy đủ vật chất và có cuộc sống dư dả, họ lại tiếp tục lo lắng một ngày nào đó họ đổ bệnh và tốn rất nhiều tiền để chữa bệnh, lúc đó họ lại tham tiền. Khi đã có tất cả mọi thứ nhưng vẫn chưa hài lòng thì lòng tham lại tiếp tục trỗi dậy và cũng không bao giờ có giới hạn.
Như vậy, nguyên nhân sâu sa dẫn đến vấn nạn tham nhũng chính là lòng tham của loài người. Mà lòng tham thì nó lại xuất phát từ sự lo lắng của loài người. Thế nên để giải quyết được bài toán tham nhũng đó thật sự rất khó bởi con người lúc nào cũng xuất hiện “nỗi lo”.
Giải pháp để ngăn chặn tham nhũng
Trong thời gian vừa qua, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh lên và đương nhiên một số đại án về tham nhũng cũng đã được phanh phui. Những đại án như “Chuyến bay giải cứu”, Công ty Việt Á, Vạn Thịnh Phát hay một số cá nhân có hành vi ăn bớt, cắt xén cũng đã được đưa ra ánh sáng.
Thế nhưng những vụ án được nêu trên cũng chỉ là một phần bề nổi của tảng băng chìm, vì thế trên thực tế vẫn còn rất nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi tham nhũng khi đang nắm giữ chức vụ có quyền lực. Hiện nay, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định khi các quan chức cũng không còn nhận hối lộ, được đút lót như ngày trước.
Admin cũng sẽ tiếp tục lấy ví dụ nguồn từ kênh Youtube của “Kiến Thức Thú Vị”. Trong thời đại công nghệ 4.0, người dân hoàn toàn có thể dùng điện thoại để quay phim, ghi âm để làm bằng chứng. Cùng với đó, Nhà nước cũng đang thắt chặt thanh tra, kiểm tra những người có chức quyền. Đó cũng được coi là cách để tăng thêm sự “lo lắng” của họ bởi vì họ sợ bị bắt, họ sẽ tìm cách để làm sao không bị bắt thay vì lo cho bản thân họ và gia đình. Việc tăng hình phạt cho những người có quyền sẽ khiến họ sợ và không dám nhận hối lộ, không dám thực hiện hành vi tham nhũng.
Vừa rồi là một số thông tin về vấn nạn tham nhũng được Top Kiến Thức tìm hiểu và sưu tập từ những nguồn khác nhau. Nếu bạn đọc thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!
Trả lời